Công nghệ mở khoá bằng nhận diện tĩnh mạch lòng bàn tay là gì?
Công nghệ mở khoá bằng nhận diện tĩnh mạch lòng bàn tay là gì?
Sinh trắc học đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc nhận biết và thanh toán di động, nhưng hầu hết các hệ thống hiện nay đều gặp phải những hạn chế và quan ngại về quyền riêng tư. Có thể bạn lo lắng rằng dữ liệu khuôn mặt của mình sẽ bị lưu giữ bởi nhiều công ty công nghệ, hoặc miễn cưỡng khi phải nhấn ngón tay của mình lên một máy quét bẩn thỉu tại các cửa khẩu xuất nhập cảnh.
Xác thực không chạm bằng lòng bàn tay là loại công nghệ có thể giải quyết những vấn đề trên. Các hệ thống nhận dạng lòng bàn tay hoạt động bằng cách xác định mạng lưới tĩnh mạch, các đường kẻ và các đường hằn trên bề mặt bàn tay, thông qua sử dụng camera và hồng ngoại, không cần phải tiếp xúc.
Các dòng khoá cửa thông minh sử dụng tĩnh mạch trong lòng bàn tay của bạn để mở khóa - một tính năng mà công ty đặt tên là Hand ID. Nghe thật viễn vông, nhưng thực ra ý tưởng về nó cũng tương tự như nhận diện khuôn mặt.
Để dò và nhận diện tĩnh mạch của bạn, khoá cửa được trang bị một camera có khả năng dò tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại. Ngoài ra còn có một camera "Time of Flight" (ToF) cảm nhận 3D ở mặt trước máy có khả năng nhận biết hình dạng, độ dày, và nhiều thuộc tính khác của lòng bàn tay người dùng.
Nhiều công nghệ được cấp bằng sáng chế nhưng rồi không bao giờ xuất hiện ngoài đời thực. Nhưng không chỉ giải quyết được những quan ngại về bảo mật, Liang nói rằng nhận dạng lòng bàn tay có một loạt những ưu điểm so với nhận dạng khuôn mặt và vân tay.
Theo anh, nhận dạng vân tay không thể được sử dụng khi ngón tay bị ướt, và không khả dụng với một số người nhất định, như công nhân ở các công trường xây dựng (vân tay của họ có thể bị mòn đi vì tính chất công việc hàng ngày). Và bề mặt tiếp xúc bị bẩn sau khi bị chạm quá nhiều lần trong suốt thời gian dài cũng có thể khiến cảm biến không dựng hình được vân tay.
Nhận dạng khuôn mặt không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc, nhưng nó lại tiềm ẩn những nguy cơ bảo mật vì hình ảnh khuôn mặt có thể dễ dàng bị đánh cắp, và nhiều người phản đổi nhận dạng khuôn mặt vì những vấn đề về quyền riêng tư đi cùng với nó. Trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh triển khai nhận dạng khuôn mặt, nạn đánh cắp dữ liệu khuôn mặt cũng hoành hành tại quốc gia này. Hồi tháng 12, đài CCTV đưa tin rằng hình ảnh hơn 5.000 khuôn mặt đã bị bán trên mạng với giá rẻ mặt, chỉ dưới 2 USD.
Một vấn đề khác, theo Liang, là nhận dạng lòng bàn tay phức tạp hơn và có chi phí sản xuất cao hơn.
"Những yêu cầu của nó đối với quá trình phát triển thiết bị cao hơn một chút so với các hệ thống xác định vân tay và khuôn mặt" - Liang nói. "Tôi nghĩ đây là lý do tại sao xác định lòng ban tay vẫn chưa phổ biến".
Anh này nói rằng lý do là lòng bàn tay có nhiều chi tiết phức tạp hơn khuôn mặt, và khu vực nhận dạng cũng rộng hơn so với ngón tay. Các hình ảnh cũng cần được chụp từ một khoảng cách cụ thể, với điều kiện ánh sáng tốt. Điều này đòi hỏi các mô-đun dựng hình tùy biến và sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà sản xuất thiết bị với các nhà sản xuất mô-đun camera.
Một lý do khác khiến nó không phổ biến là hiện chưa có bộ dữ liệu lòng bàn tay quy mô rộng nào cả - Liang nói.
"Để xử lý nhiều hình dạng và tư thế lòng bàn tay khác nhau, rất cần một cơ sở dữ liệu lòng bàn tay quy mô rộng" - anh nói. "Ở thời đại này, mọi hệ thống thông minh đều được lèo lái bởi dữ liệu lớn".
Liang còn nói rằng công dân Trung Quốc đều phải đăng ký khuôn mặt và vân tay với cảnh sát, và họ đã quen với các hệ thống nhận dạng vân tay và khuôn mặt tại các cửa khẩu. Các hệ thống nhận dạng lòng bàn tay không có sự hỗ trợ mạnh từ chính phủ, do đó vẫn chưa có những khoản đầu tư cần thiết để công nghệ nhận dạng lòng bàn tay có thể phổ biến được.
Nhưng vẫn có một tương lai dành cho nhận dạng lòng bàn tay.
"Tôi nghĩ tình hình sẽ trở nên tích cực hơn bởi ngày càng nhiều các công ty và tổ chức chú ý đến nhận dạng lòng bàn tay" - Liang nói.